Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Tránh Mua Thuốc Ho Tự Ý Cho Trẻ Uống

Triệu chứng ho it ai để ý rằng trong những trường hợp ho cảm thông thường phải mất đến 2-3 tuần mới khỏi, và thường ho sẽ nặng lên sau khoảng vài ngày bị bệnh. Trong những ngày này, các bậc phụ huynh rất lo lắng rằng ho sẽ làm trẻ mất ngủ, làm trẻ bị mệt và làm trẻ ói. Điều quan tâm nhất đối với phụ huynh lúc này là làm cách nào để cho trẻ hết ho ngay, và phụ huynh hoặc là sẽ tự ra tiệm mua thuốc ho cho trẻ ở tiệm thuốc tây hoặc là sẽ nêu yêu cầu với bác sĩ cho thuốc gì đó để cầm ho cho trẻ. Tuy nhiên, cho dù uống thuốc ho hay không thì trẻ vẫn cứ ho tăng lên trong vòng 4-5 ngày đầu và sẽ bớt ho dần sau 1 tuần. Khi kê toa cho trẻ, bác sĩ sẽ phải rất chú ý đến hàm lượng thuốc trong xi-rô hoặc thuốc viên. Sự nhầm lẫn của cùng một loại thuốc nhưng khác hàm lượng có thể dẫn đến nguy hiểm cho trẻ em.



Một thói quen nguy hiểm nữa là trong quá trình chăm sóc trẻ là cha mẹ thường ỷ lại kinh nghiệm chữa trị cho bé đầu lòng, tự ý mua thuốc ho cho trẻ, ra toa và cho bé uống thuốc khi thấy con bị ho cảm, thậm chí sử dụng các loại thuốc chưa được kiểm định của các cơ quan y tế được bày bán trên thị trường.

Trong một báo cáo gần đây nhất, FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) tỏ ra lo ngại về những trường hợp ngộ độc do quá liều và bất cẩn ở trẻ em do những thuốc ho cảm bán không cần toa hoặc chỉ định từ bác sĩ. Cơ quan này đã cảnh báo các bậc phụ huynh đừng bao giờ cho trẻ em dưới 2 tuổi uống thuốc ho cảm mà không được sự chấp thuận của bác sĩ. Cảnh báo này được đưa ra sau khi FDA triệu tập một tiểu ban các chuyên gia y tế vào tháng 10-2006 để xem xét lại việc sử dụng những thuốc ho thông thường ở trẻ em. Ngày càng có nhiều những nghi vấn về sự an toàn của các loại thuốc này và những nguy cơ khi sử dụng chúng cho những trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi. Các báo cáo cho thấy có hàng trăm ca quá liều dẫn đến một số trường hợp tử vong ở trẻ em khi sử dụng các loại thuốc dạng này, một số trường hợp quá liều còn dẫn đến vấn đề tim mạch và những tác dụng phụ nguy hiểm khác ở trẻ.



Đây là một vấn đề quan trọng thực sự đang được theo dõi. Và nên lưu ý thuốc ho cảm bán tự do này chưa bao giờ được chứng minh là có hiệu quả ở trẻ em. Không có một bằng chứng có giá trị nào về hiệu quả của những thuốc này, thế nhưng lại có rất nhiều mối quan ngại về sự an toàn của chúng khi sử dụng không đúng.

Hiện các loại thuốc đều có hướng dẫn sử dụng, một số thuốc còn ghi rất rõ và cảnh báo cha mẹ không dùng những thuốc ho nà cho trẻ dưới 2 tuổi; một số nhà sản xuất còn có hướng dẫn kỹ liều lượng sử dụng cho trẻ em tuỳ theo độ tuổi hoặc cân nặng…Tuy nhiên, điều tối ưu nhất cho sức khỏe trẻ chính là hướng dẫn điều trị và kê toa từ các bác sỹ chuyên khoa. Các bậc cha mẹ đừng vì quá chủ quan hay tiếc thời gian đưa con đến khám bác sĩ, cho dù việc cảm ho theo quan điểm của các bậc cha mẹ không phải là bệnh nan y với trẻ.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Bài Thuốc Nam Trị Ho Cho Bé Theo Độ Tuổi

Ho là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh đường hô hấp. Ho xuất hiện cả bốn mùa nhưng hay gặp vào mùa thu và mùa đông.

Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương. Cùng mình tìm hiểu qua 2 thể chứng và 1 số bài thuốc trị ho cho bé theo từng độ tuổi bằng phương pháp đông y.

Ho do ngoại cảm:

Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi
Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt)

Ho do nội thương:

Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi.

Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh.

THUỐC TRỊ HO CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI:


* Hoa hồng bạch 1 bông, chỉ lấy cánh hoa, rửa sạch, vò nát, hoà với mật ong hoặc đường hấp cách thuỷ. Chắt nước cho trẻ uống, ngày 2 – 3 lần.

* Quả quất 1 – 2 quả, bỏ hạt, vắt bớt nước chua, cho đường hoặc mật ong, hấp cách thuỷ. Chắt nước cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần.

* Cam thảo nam 5g, hoa kim ngân 10g, đun nước, sắc kỹ uống 2 – 3 lần trong ngày.

* Lá tía tô 12g, lá hẹ 12g, lá xương xông 12g, kinh giới 12g, gừng tươi 3 lát. Các vị sắc uống, ngày 2 – 3 lần.

* Sa can 10g, vỏ quýt 4g, rễ chanh 10g, cam thảo nam 6g. Các vị sắc uống ngày 2 – 3 lần.

* Bạc hà 8g, kim ngân hoa 12g, cát cánh 8g, cam thảo nam 6g. Các vị sắc uống ngày 2 – 3 lần phòng bệnh.

* Ho ở trẻ em: Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thuỷ cho ra nước để uống trong ngày.

* Chứng ho dai dẳng: Rau cải cúc 100 – 150g, phổi heo 200g. Nấu canh đủ 1 bát to để ăn với cơm, ăn liền 3 – 4 ngày một liệu trình.

* Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, sốt) rau cải cúc tươi, lượng vừa đủ cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5 – 10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn.

THUỐC TRỊ HO CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI:

Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thuỷ bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thuỷ tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).


 
Hoa Khế

Hàng ngày, cho bé uống 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, tró, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.

Chú ý: Bài thuốc trị ho nói trên hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên nếu bé sốt quá cao, ho sặc sụa, quấy khóc, chán bú thì phải đưa bé đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi.Tuyệt đói không tự dùng các thuốc khác khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Thuốc Trị Ho Dân Gian An Toàn Cho Thai Phụ

Khi thai phụ mắc bệnh ho nếu như không được chăm sóc và sử dụng thuốc trị ho đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại bệnh, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây ho ở thai phụ



Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thai phụ hay ho, trong đó sự thay đổi nội tiết trong cơ thể lúc mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là phổ biến nhất. Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao. Ngoài ra, ho khi bầu bí còn do việc tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại bệnh, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.

Những thuốc trị ho dân gian cho thai phụ:

Bài thuốc trị ho bằng nghệ

Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm.



Hoặc nếu bị đau họng do ho thì bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.

Bài thuốc trị ho với quả cam


Thực hiện cách trị ho cho bà bầu với bài thuốc từ cam như sau: sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò.

Ngăn ngừa ho khi mang thai:

Vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch (có thể dùng dung dịch rửa tay kháng khuẩn, an toàn trong thời kỳ mang thai).

Ho vào khăn giấy để không làm lây lan vi trùng ra xung quanh.

Uống nhiều nước cam tươi.

Duy trì ăn uống khỏe mạnh. Có giấc ngủ ngon.

Với bài thuốc trị ho dân gian trên có thể giúp cho thai phụ trị ho hiệu quả, an toàn... tránh dùng thuốc ho trong thời kỳ mang thai nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ.
>> Bà Bầu Cẩn Thận Khi Dùng Thuốc Ho

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Bà Bầu Cẩn Thận Khi Dùng Thuốc Ho

Thời kỳ mang thai, với rất nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Cơ thể người mẹ và thai nhi trở nên vô cùng nhạy cảm với các thuốc trị bệnh. Phần lớn thuốc có thể thấm qua nhau thai, tác hại đến bào thai và có thể làm hư thai hoặc gây dị tật bẩm sinh, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, có một số thành phần của thuốc ho, cảm lạnh được đánh giá là an toàn cho thai phụ nhưng vẫn có một số thành phần khác cần phải tránh.


Hầu hết các loại thuốc ho cảm dùng để điều trị đa triệu chứng nên cần kết hợp nhiều loại thuốc lại với nhau. Ví dụ như thuốc kháng histamine làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng giúp bạn dễ ngủ, kháng tussives cho ho đàm, expectorants cho sổ mũi, thuốc thông mũi có tác dụng giảm nghẹt mũi và thuốc giảm đau để giảm bớt đau nhức.

Nên nhớ rằng không có thuốc nào là an toàn 100% cho tất cả phụ nữ, vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc khi mang thai. Không nên dùng nhiều hơn liều lượng được chỉ định, nếu có thể, bạn tránh sử dụng tất cả các loại trong ba tháng đầu của thai kỳ, vì đây là giai đoạn thai nhi dễ bị tổn thương nhất.

Một số loại thuốc cần tránh khi mang thai:

Tốt nhất nên tránh những loại thuốc thông mũi pseudoephedrine và phenylephrine, đặc biệt là trong 13 tuần đầu của thai kỳ, vì đã có một số báo cáo khoa học về các dị tật bẩm sinh do thuốc gây ra dù khả năng này khá thấp, nguy cơ này sẽ cao hơn với những phụ nữ hút thuốc. Sau 13 tuần, việc sử dụng thuốc này định kỳ chẳng hạn một hoặc hai lần mỗi ngày và không quá một hoặc hai ngày có thể an toàn. Nếu bạn sử dụng thường xuyên hơn, thuốc có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai.

Bạn cần tránh những loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, naproxen, sodium salicylate và các loại thuốc kháng viêm nonsteroid khác. Sử dụng các thuốc này trong tháng đầu tiên của thai kỳ có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, dùng các loại thuốc này trong tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là liên quan đến tim. Đối với ba tháng cuối của thai kỳ, thuốc có thể gây ngộ độc nghiêm trọng cho trẻ chưa sinh. Dùng aspirin trong vòng một tuần trước khi sinh có thể làm bạn chảy máu nhiều hơn khi sinh con.

Không dùng một số loại thuốc ho, cảm lạnh dạng lỏng thường chứa cồn nồng độ cao 4,75%.

Một vài loại thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ:


Các thuốc kháng histamin chlorpheniramine, loratadine, doxylamine, brompheniramine, phenindamine, pheniramine, triprolidine, và diphenhydramine được đánh giá ít ảnh hưởng đến thai phụ, nhưng có thể làm bạn buồn ngủ, đặc biệt là doxylamine và diphenhydramine.

Các loại thuốc guaifenesin điều trị sổ mũi và thuốc ho long đàm được báo cáo có khả năng làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn ở một số ít trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với thuốc. Các loại thuốc chuyên điều trị các chứng ho dextromethorphan được cho là an toàn vì không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người.

Thuốc gây tê cục bộ benzocaine được kết hợp với dextromethorphan để điều trị bệnh viêm họng. Benzocaine không đi vào máu nên không nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

Các thuốc giảm đau và hạ sốt acetaminophen đã được nghiên cứu kỹ và an toàn để sử dụng trong thai kỳ miễn là bạn không dùng quá liều ghi trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Thuốc Trị Ho Từ Lá Me, Gừng và Nước Cốt Chanh

Mùa đông lạnh lẽo cũng thường làm nhiều người bị ho. Nếu không muốn điều trị với thuốc tây, bạn có thể tự làm chế phẩm xi rô từ lá me, gừng và nước cốt chanh để thay thế thuốc trị ho để chữa ho.


Sở dĩ lá me, gừng và nước cốt chanh có được tác dụng này là vì chúng chứa nhiều tinh dầu quý có dược tính làm dịu và làm ấm đường hô hấp nên có thể trị những cơn ho thường do cảm mạo. Lưu ý là với những cơn ho do lao, ho gà, viêm phổi thì phải dùng thuốc trị ho đặc trị.

Muốn chế biến xi rô từ lá me, gừng và nước cốt chanh: Cho khoảng 3 nắm lá me tươi rửa sạch vào nồi, xắt lát mỏng một củ gừng rồi trải đều trên lá me, cho thêm vào nồi 2 ly nước. Đun lửa liu riu trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại khoảng 1 ly, dùng vải sạch lọc lấy phần nước. Cho vào phần nước thu được khoảng nửa ly nhỏ đường rồi tiếp tục đem đun sôi cho đến khi dịch có dạng xi rô. Vắt lấy nước của 5 trái chanh đã loại bỏ hạt vào xi rô và khuấy đều.

Để trị ho, người lớn mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần một muỗng canh. Trẻ em cũng uống mỗi ngày 4 lần nhưng mỗi lần một muỗng cà phê. Xi rô này cần được bảo quản trong tủ lạnh.